Người Việt tại Đức kiếm 1,5 triệu Euro một tháng

Người Việt tại Đức kiếm 1,5 triệu Euro một tháng
Tuyền Phạm, gương thành công người Việt tại Đức trong ngành ẩm thực.

Phóng sự trên đài truyền hình quốc gia ARD Mediathek của Đức, lược dịch bởi Hoàng Phạm, tin-tuc.de. Xem bản gốc tại đây.

Khi tôi còn nhỏ, ước mơ của tôi là sau này trở thành cảnh sát, nhưng không có cơ hội cho tôi. Sau đó, tôi đã rất thành công trong lĩnh vực ẩm thực. Doanh thu hàng tháng của tôi từ các hoạt động kinh doanh tại Đức là khoảng 1,5 triệu EUR. 

Tôi là một doanh nhân thành đạt từ Berlin, gần như từ con số không đã xây dựng được một đế chế ẩm thực, được hỗ trợ bởi các đối tác kinh doanh của mình. Tôi là người đứng đầu của ba thương hiệu nhà hàng khác nhau với tổng cộng tám nhà hàng. Tuy nhiên, tôi, Tuyền Phạm, sinh ra trong điều kiện đơn sơ ở miền Trung Việt Nam. Ngôi nhà thời thơ ấu của tôi, tôi vẫn thường xuyên ghé thăm.

Đây là nơi tôi sinh ra và lớn lên, ở đây tôi có rất nhiều kỷ niệm về thời thơ ấu. Những năm tháng tôi trải qua ở đây đối với tôi là không thể quên được. Khi ngồi đây và nhìn thấy những đứa trẻ, tôi liền nhớ ngay về ngày xưa. Tôi đã từng như vậy.

Mẹ tôi qua đời khi tôi mới 6 tuổi. Khi còn nhỏ, tôi đã giúp cha sau giờ học nuôi vịt để nuôi sống gia đình với tổng cộng 6 người con. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã lập kế hoạch cho tương lai của mình, xa khỏi Việt Nam. Do sự kiên trì của tôi, cha tôi đã sắp xếp một thị thực và chuyến bay cho tôi đến Moscow khi tôi 15 tuổi. Với sự giúp đỡ của những người dẫn đường, tôi sau đó đã vượt qua biên giới giữa Cộng hòa Séc và Đức, đến Sachsen, nơi tôi được đưa vào một trại trẻ mồ côi tại Annaberg-Buchholz. Nhưng mục tiêu của tôi là Berlin, và tôi đã tìm kiếm cơ hội để rời đi.

Một ngày nọ, tôi đứng trước một quầy thức ăn nhanh châu Á mà chủ của nó cũng là người Việt Nam.

Ông ấy trông rất đáng thương, là người nước ngoài, lại là người Việt như chúng tôi, vì vậy chúng tôi đã giúp ông ấy. Những người chủ quầy thức ăn nhanh Việt Nam đã giới thiệu tôi với một mục sư người Berlin, cũng nói tiếng Việt. Tại nhà thờ ở Berlin, tôi đã tìm được sự an ủi và giúp đỡ, nhưng tôi vẫn là người sống bất hợp pháp, không có nơi ở cố định. Tuy nhiên, tôi may mắn khi sau một thời gian, tôi tìm được nơi trú ngụ tại một gia đình và tiếp tục mơ ước về việc mở nhà hàng riêng của mình. Ngoài giờ học, tôi làm việc cho đến khuya để trả nợ cho cuộc hành trình chạy trốn của mình, và luôn sống trong nỗi sợ bị trục xuất. Phải sau nhiều năm, tôi mới nhận được quyền cư trú lâu dài theo đề xuất của Ủy ban Các trường hợp khó khăn.

Mặc dù sự nghiệp của Tuyền Phạm là ngoại lệ, nhưng câu chuyện chạy trốn của anh lại giống nhiều số phận khác. Nhiều người Việt Nam đã đến Đức sau Chiến tranh Việt Nam với tư cách là người tị nạn. Từ năm 1979, hàng ngàn người được gọi là "Thuyền nhân" đã rời khỏi miền Nam Việt Nam, lo sợ sự đàn áp của chính quyền cộng sản và chạy trốn bằng thuyền qua biển sang các nước láng giềng. Trong cuộc hành trình đầy nguy hiểm, cho đến năm 1987, hơn 11.000 người trong số họ đã được các tàu cứu hộ nổi tiếng của các tổ chức cứu trợ Đức cứu vớt. Nhiều người sau đó đã được nhận tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức. Một trong những "Thuyền nhân" đó là gia đình của đối tác kinh doanh của Tuyền Phạm, Hồng Phúc Nguyễn. Khi 12 tuổi, anh đã đến Tây Berlin với gia đình mình với tư cách là người tị nạn.

Đối với tôi, đó thực sự là một thế giới hoàn toàn khác: những tòa nhà cao tầng, những chiếc xe, những con đường sạch sẽ. Tôi đã rất ngạc nhiên. Vâng, tôi không biết nước Đức trông như thế nào, và khi tôi đến đây và nhìn thấy tàu điện ngầm lần đầu tiên, đó là một thế giới hoàn toàn mới.

Những hình ảnh lưu trữ về việc cứu vớt "Thuyền nhân" gợi nhớ đến những người tị nạn trên thuyền ngày nay, những người không hiếm khi thiệt mạng trên hành trình vượt biển Địa Trung Hải đến châu Âu.

Vì được tàu Cap Anamur cứu vớt, các yêu cầu tị nạn của chúng tôi đã được Đại sứ quán Đức chấp nhận. Điều này cũng giống như bây giờ, sau cuộc chiến ở Ukraine, nơi có rất nhiều người tị nạn đến, hoặc từ Trung Đông, chẳng hạn như từ Syria. Khi tôi nhìn thấy những hình ảnh này, tất cả những trải nghiệm lại ùa về. Chúng tôi cũng đã trốn chạy như vậy và rất biết ơn về mọi sự hỗ trợ.

Cho đến giữa những năm 1980, khoảng 38.000 người tị nạn Việt Nam đã đến Cộng hòa Liên bang Đức, và hầu hết họ vẫn sống ở Đức cho đến ngày nay. Ở Đông Đức (DDR), cũng có nhiều người Việt đến vào thời điểm này, nhưng với tư cách là công nhân hợp đồng, vì các nhà máy ở Đông Đức cần lao động. Chẳng hạn, ông Vũ Ngọc Thanh Tùng đến Đông Đức vào năm 1987 khi ông 29 tuổi, sau khi rời khỏi Hà Nội. Sau nhiều năm, ông đã quay lại thăm nơi mình từng làm việc tại nhà máy dệt may Magdeburg, làm công nhân phụ, chuẩn bị các bộ phận vật liệu trước khi chúng được may lại với nhau. Ở đây chúng tôi làm việc, phía trước là giám đốc, một bên là người Đức, còn bên kia là người Việt Nam, chúng tôi bị tách biệt.

Trước khi rời Việt Nam, Vũ Ngọc Thanh Tùng thuộc tầng lớp ưu tú của đất nước. Ông nói: "Tôi là kỹ sư cơ khí, tôi đã tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ khí tại Hà Nội, nhưng sự nghiệp không tiến triển. Tôi biết rằng Việt Nam có thỏa thuận với Nga, Đông Đức và Ba Lan, vì vậy tôi đã xin đi làm việc." Các hợp đồng lao động có thời hạn 5 năm, đổi lại lao động sẽ được đào tạo nghề nghiệp, theo thỏa thuận giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Vì Đông Đức thiếu lao động phổ thông, nên người Việt Nam thường làm những công việc đơn giản trong ngành dệt may, công nghiệp thực phẩm hoặc các ngành công nghiệp nhẹ và nặng. Họ sống tách biệt trong các khu ký túc xá, chỉ có khoảng 6 mét vuông mỗi người, và không được khuyến khích tiếp xúc với người dân địa phương, việc hòa nhập không được chính thức dự kiến.

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, các công nhân hợp đồng phải đối mặt với tương lai không chắc chắn. Nhiều doanh nghiệp phá sản, các hợp đồng lao động hết hạn, họ phải đối mặt với lựa chọn trở về quê hương hoặc tìm kiếm công việc mới trong điều kiện khó khăn. Phần lớn trong số họ trở về, chỉ khoảng 17.000 trong số 70.000 công nhân Việt Nam hợp đồng ở lại.

Vũ Ngọc Thanh Tùng và vợ ông, bà Hà, người mà ông gặp tại khu ký túc xá Magdeburg, quyết định thử vận may tại nước Đức thống nhất. Tuy nhiên, tìm việc làm là điều gần như không thể, họ phải xoay xở bằng cách bán quần áo tại các chợ. Đến năm 1993, chính quyền cấp cho họ quyền cư trú vĩnh viễn. Sau đó, cặp vợ chồng này sở hữu các cửa hàng riêng, như một cửa hàng bán hoa giả. Ngày nay, họ còn điều hành một cửa hàng nhỏ bán xổ số và thuốc lá ở trung tâm Magdeburg. Vợ Vũ Ngọc Thanh Tùng đã đến tuổi nghỉ hưu, còn ông cũng sắp về hưu. Dù cả hai luôn làm việc, nhưng lương hưu của họ vẫn rất ít. Tuy nhiên, ông vẫn giữ thái độ sống tích cực và không để điều đó ảnh hưởng đến mình. Ông nói: "Tôi và vợ sẽ tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu, miễn là còn có thể." Vũ Ngọc Thanh Tùng không hối tiếc về quyết định ở lại Đức. Ông tự hào về hai đứa con của mình, nhờ ông mà chúng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngày nay, nhiều người Việt trẻ vẫn đến Đức để làm việc hoặc học nghề. Ví dụ, tại Schmiedeberg ở Erzgebirge, hai học viên Việt Nam mới làm việc được khoảng một tháng tại tiệm bánh Pfützner. Mai Lê Thị Vũ là người bán hàng tại tiệm, trong khi đồng hương của cô, Hiếu Văn Vũ, muốn trở thành một thợ làm bánh. 

Văn hóa bánh mì của Đức và thói quen ẩm thực của người Việt kết hợp như thế nào?

"Tôi biết ở Việt Nam rất ít người biết cách làm bánh mì, đó không phải là món ăn yêu thích của người Việt. Vì vậy, tôi muốn đến Đức để học nghề làm bánh. Sau đó, tôi sẽ trở về Việt Nam và mở một tiệm bánh, tôi tin rằng nhiều người sẽ thích cửa hàng này."

Bạn đã từng đến học đá bóng chưa? (Mai phải nhờ đến công cụ dịch thuật để lắng nghe cuộc trò chuyện)

Một trong những yêu cầu cơ bản của văn hoá ẩm thực ở Đức là ngôn ngữ Đức. Trong rất nhiều cuộc trò chuyện giữa Mai Lê Thị Vũ và sếp của cô ấy Konrad Pfützner, cô phải cần nhờ đến công cụ dịch thuật là một ứng dụng trên điện thoại. Một vài từ vựng tuy vậy đã được cô nói suôn sẻ. 

Mỗi buổi sáng cô bắt đầu công việc lúc 6h30 phút, tôi gặp sếp của mình và bắt đầu với câu chào thân thiện Moin Moin. Ông ấy rất vui, cười và chào lại tôi.

Ông chủ Konrad Pfützner mong muốn hai học viên Azubi người Việt thấy thoải mái trong công việc.

Giống như rất nhiều cửa hàng truyền thống khác, anh ấy rất cần đến các tài năng trẻ, vì vậy anh ấy đã tìm đến một văn phòng chuyên phụ trách việc tìm kiếm và tuyển dụng các thợ trẻ tuổi từ Việt Nam sang để học nghề và tiếp tục công việc. Nước Đức thì có danh tiếng tốt ở Việt Nam.

3.500 đến 4.000 euros là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho công ty môi giới cho một học viên đến đó để học việc. Khoản phí sẽ xứng đáng khi người học việc sau khi học xong sẽ ở lại tiếp tục gắn bó và làm việc lâu dài với doanh nghiệp.

Hiếu Văn Vũ muốn trở thành một thợ làm bánh giỏi và sống tại Đức trong nhiều thập kỷ tới. 

Mai Lê Thị Vũ cũng lên kế hoạch xây dựng sự nghiệp tại Đức. Cả hai hy vọng sẽ tiến xa hơn trong nghề nghiệp. 

Sự thành công của người đồng hương, Tuyền Phạm, đã chứng minh rằng, dù con đường đến với thành công triệu đô của anh ấy rất dài, nhưng hoàn toàn có thể. Hiện nay, Tuyền Phạm là một doanh nhân sống tại Berlin nhưng vẫn thường xuyên quay về Việt Nam. Tại đây, anh đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, trong đó có một dự án khách sạn mà anh đang xây dựng cùng một người bạn trên một hòn đảo nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Nhưng có một điều mà anh vẫn thiếu để hoàn toàn hạnh phúc: "Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại, tôi đã làm được những gì mình muốn và tôi thành công. Nhưng ước mơ của tôi trong tương lai là có một gia đình của riêng mình, điều mà tôi vẫn chưa có."

Bản gốc của đài truyền hình ARD, biên dịch: Hoàng Phạm, tin-tuc.de.

Read more

Chính trị

Đầu tư

Du lịch

Kinh doanh

Kinh tế

Làm việc tại Đức

Luật pháp Đức

Nhà cửa

Quốc tịch Đức

Thể thao

Thời sự

Bài bình luận: Trump 2.0 sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam - Nhưng chỉ khi thặng dư thương mại tránh được sự phản ứng của chủ nghĩa dân túy

Bài bình luận: Trump 2.0 sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam - Nhưng chỉ khi thặng dư thương mại tránh được sự phản ứng của chủ nghĩa dân túy

Trong bài viết này, Marco Förster phân tích cách Việt Nam có thể hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ-Trung dưới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, nhưng cũng có thể đối mặt với rủi ro nếu các chính sách dân túy của Trump nhắm vào xuất khẩu

By

Tìm hiểu về nước Đức

Ý kiến