Liệu EU có đang làm khó cho xe điện của Đức?

Liệu EU có đang làm khó cho xe điện của Đức?

Các kế hoạch của EU về thuế quan đối với Trung Quốc đang khiến khách hàng hoang mang và đe dọa sự ổn định trong kế hoạch của các nhà sản xuất ô tô Đức.

BlockNote image

Xe của nhà sản xuất BYD đang chờ xuất khẩu tại cảng Taicang ở Tô Châu

Các mức thuế trừng phạt mà EU dự định áp đặt lên ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc đang khiến ngành công nghiệp ô tô Đức lo lắng. EU đã thông báo sẽ áp dụng các mức thuế trừng phạt theo từng giai đoạn đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào châu Âu. Dự kiến Trung Quốc sẽ có các biện pháp trả đũa. Một tổ chức nghiên cứu gần gũi với chính phủ Trung Quốc đã đề xuất khả năng áp đặt thuế quan lên ô tô sử dụng động cơ đốt trong có dung tích trên 2,5 lít. Biện pháp này sẽ tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất ô tô hạng sang. Hiện vẫn chưa rõ liệu các mức thuế này có thể được ngăn chặn thông qua các cuộc đàm phán hay không.

Tình hình rõ ràng là nghiêm trọng: "Chúng tôi đánh giá rủi ro của một cuộc xung đột thương mại và một chuỗi leo thang căng thẳng là một kịch bản đe dọa, do đó cả hai bên phải tiến tới và tận dụng cơ hội đối thoại để ngăn chặn các mức thuế thông qua các cuộc đàm phán," bà Karoline Kampermann, Giám đốc Chính sách Kinh tế Thương mại Quốc tế Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ và Thuế tại Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Đức (VDA) nói. "Mối quan tâm chính của chúng tôi là không rơi vào một chuỗi leo thang căng thẳng. Chúng tôi cần phải đối thoại với Trung Quốc để vượt qua các thách thức hiện tại."

Bà Kampermann nhìn nhận vấn đề trong một bối cảnh rộng lớn hơn: "Cần nhận thức rằng các biện pháp trả đũa không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô mà còn đến các lĩnh vực kinh tế khác và cuối cùng là cả quá trình chuyển đổi năng lượng như việc cung cấp nguyên liệu thô. Chúng ta cần Trung Quốc để giải quyết các thách thức toàn cầu như bảo vệ khí hậu". VDA kỳ vọng "chính phủ Đức đặc biệt là trong các chuyến công du sắp tới của Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Giao thông cũng sẽ thúc đẩy đối thoại với Trung Quốc để đạt được các giải pháp hợp tác."

Đối với chuyên gia VDA điều quan trọng là phải có sự thay đổi ở châu Âu: "Ủy ban cần phải làm tốt công việc của mình và cải thiện các điều kiện cơ cấu ở châu Âu. Điều này liên quan đến các vấn đề nhiêu khê như sự quá mức quy định, quan liêu, quy trình chậm chạp, yêu cầu báo cáo bổ sung, trách nhiệm báo cáo và chứng minh. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thực sự gặp khó khăn với những điều này. Chúng ta cần hoàn tất nhanh chóng các hiệp định thương mại và đối tác năng lượng và nguyên liệu thô khác. Chắc chắn rằng: Thuế quan không tạo ra tính cạnh tranh." Bà Kampermann cũng đặt ra các kỳ vọng cho ban lãnh đạo EU trong tương lai: "Trong bối cảnh Green Deal, các yêu cầu bổ sung và đặc biệt là nhiều quy định đã được đưa ra, ủy ban mới cần khẩn trương tập trung vào việc cải thiện các điều kiện cạnh tranh toàn cầu và theo đuổi một chiến lược công nghiệp tích cực."

Câu hỏi quan trọng đối với người mua ô tô điện là liệu các mức thuế trừng phạt này có dẫn đến việc tăng giá hay không. Tesla đã thông báo sẽ tăng giá từ tháng Bảy. Bà Kampermann nói: "Cuộc thảo luận về các mức thuế bổ sung càng làm tăng thêm sự không chắc chắn cho người tiêu dùng và không góp phần cải thiện sự ổn định trong kế hoạch cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong lĩnh vực xe điện."

Jacob Gunter, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc (MERICS) tỏ ra tương đối bình thản. Gunter không tin rằng các nhà sản xuất ô tô sẽ bị trừng phạt ngay lập tức. Trung Quốc có thể sẽ "không nhắm vào các nhà sản xuất ô tô châu Âu lớn đang đầu tư mạnh vào Trung Quốc đã tạo việc làm, nộp thuế và góp phần vào tăng trưởng," ông Gunter nói trong một buổi họp. Các ngành khác như máy móc, hàng hóa công nghiệp cao cấp, hóa chất hoặc công nghệ y tế có lẽ cũng không bị ảnh hưởng: Bắc Kinh sẽ không áp thuế lên các sản phẩm EU mà họ vẫn cần. Thay vào đó có thể các sản phẩm nông sản, thực phẩm và đồ uống từ EU sẽ bị nhắm đến, "mà người tiêu dùng Trung Quốc có thể từ bỏ hoặc các nhà sản xuất Trung Quốc có thể tự sản xuất đủ số lượng như thịt lợn chẳng hạn." Các biện pháp rộng hơn có thể nhắm vào Pháp. Ngoài các sản phẩm nông sản, trong trường hợp này rượu cognac Pháp hoặc ngành công nghiệp máy bay với Airbus cũng có thể bị ảnh hưởng.

Vấn đề của các nhà sản xuất ô tô Đức là hiện tại không có một cơ chế, thể chế nào để EU và Trung Quốc có thể đàm phán các vấn đề thương mại song phương. Vào cuối năm 2020, EU và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận đầu tư toàn diện (Comprehensive Agreement on Investment - CAI) sau bảy năm đàm phán. Trong thỏa thuận này, Trung Quốc đã cam kết "đảm bảo đối xử công bằng với các doanh nghiệp EU để họ có thể cạnh tranh trong điều kiện tốt hơn tại Trung Quốc," như Bộ Kinh tế Áo giải thích. Tuy nhiên quá trình phê chuẩn đã bị đình trệ "do các lệnh trừng phạt của EU liên quan đến hành động của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương và các lệnh trừng phạt trả đũa của Trung Quốc, trong đó có cả các thành viên của Nghị viện Châu Âu." Tuy nhiên ngành công nghiệp ô tô Đức cần một cơ chế để có thể thảo luận, một điều gì đó tương tự như cơ chế giữa Mỹ và EU. Tuy nhiên cơ chế như vậy với Trung Quốc không có khả năng xuất hiện do các xung đột chính trị ngày càng gia tăng.


tin-tuc.de tổng hợp

Read more

Chính trị

Đầu tư

Du lịch

Kinh doanh

Kinh tế

Làm việc tại Đức

Luật pháp Đức

Nhà cửa

Quốc tịch Đức

Thể thao

Thời sự

Bài bình luận: Trump 2.0 sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam - Nhưng chỉ khi thặng dư thương mại tránh được sự phản ứng của chủ nghĩa dân túy

Bài bình luận: Trump 2.0 sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam - Nhưng chỉ khi thặng dư thương mại tránh được sự phản ứng của chủ nghĩa dân túy

Trong bài viết này, Marco Förster phân tích cách Việt Nam có thể hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ-Trung dưới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, nhưng cũng có thể đối mặt với rủi ro nếu các chính sách dân túy của Trump nhắm vào xuất khẩu

By

Tìm hiểu về nước Đức

Ý kiến